- Về chúng tôi
- Dịch vụ
- Giám định
- Phân tích và thử nghiệm
- Thực phẩm – Nông sản – Thủy hải sản
- Hóa chất, sản phẩm hóa chất
- Thử nghiệm và chứng nhận phòng sạch
- Vật liệu xây dựng
- Thử nghiệm đất và nước phục vụ chứng nhận NNHC
- An toàn vệ sinh thực phẩm, phụ gia, bao bì
- Chất lượng các loại phân bón
- Than, nhiên liệu rắn, nhiên liệu sinh học
- Thử nghiệm khí nén, khí công nghiệp/ khí Y tế
- Chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản
- Hàng tiêu dùng và sản phẩm dệt may
- Quặng, khoáng sản, nguyên phụ liệu luyện thép
- Dầu mỏ, sản phẩm từ dầu mỏ và khí đốt (LPG)
- Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn
- Chứng nhận sản phẩm hợp quy
- Phục vụ quản lý nhà nước
- Khử Trùng
- Quản lý hàng thế chấp
- Công bố hợp quy
- Tin tức
- Tuyển dụng
- Liên hệ
CHỨNG NHẬN HỢP QUY DẦU MỎ HOÁ LỎNG (LPG), DẦU NHỜN
Ngày đăng:
10-04-2023
Hợp quy khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
- Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (C3H8) hoặc butan (C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này. Tại nhiệt độ, áp suất bình thường các hydrocacbon này ở thể khí và khi được nén đến một áp suất nhất định hoặc làm lạnh đến nhiệt độ phù hợp thì chúng chuyển sang thể lỏng.
- Chứng nhận hợp quy khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) là hoạt động đánh giá, kiểm tra, chứng nhận về chất lượng sản phẩm dựa trên sự phù hợp với tiêu chí tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 14/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
1. Phạm vi áp dụng
- Phạm vi sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) bắt buộc hợp quy gồm:
- Khí đốt dân dụng;
- Khí đốt công nghiệp;
- Nhiên liệu cho phương tiện giao thông.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định:
- QCVN 08:2019/BKHCN: Quy định Mức giới hạn đối với các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường và các yêu cầu về quản lý chất lượng đối với khí dầu mỏ hóa lỏng (được viết tắt là LPG) sử dụng làm: khí đốt dân dụng, khí đốt công nghiệp, nhiên liệu cho phương tiện giao thông
2. Quy trình chứng nhận hợp quy theo phương thức 7
- Quy trình chứng nhận sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) theo hình thức dựa trên kết quả thử nghiệm, giám định của tổ chức đánh giá sự phù hợp được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ định như Vinacontrol.
- Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 đối với sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) sử dụng khí đốt dân dụng và khí đốt công nghiệp.
Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký cho Vinacontrol TP.HCM
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thông quan hàng hóa: Sau khi đăng ký chứng nhận, Vinacontrol sẽ gửi cho khách hàng các hồ sơ cần thiết, khách hàng sẽ hoàn thiện hồ sơ để cung cấp cho Hải quan để giải phóng hàng về (trong trường hợp được giải tỏa hàng hóa)
Bước 3: Đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm: Vinacontrol sẽ đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm tại cảng hoặc tại kho (nếu được giải phóng hàng về)
Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu Vinacontrol sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho khách hàng. Lúc này khách hàng sẽ hoàn thiện hồ sơ nhập khẩu cung cấp cho Hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 5: Công bố hợp quy tại Sở Công thương: Sau khi có chứng nhận hợp quy khách hàng sẽ mang hồ sơ đi công bố hợp quy tại Sở Công thương, Vinacontrol sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này.
Công bố hợp quy khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN, tùy theo loại sản phẩm mà Quý doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức để công bố hợp quy, cụ thể:
1. Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)
- Bản công bố hợp quy;
- Báo cáo tự đánh giá của tổ chức;
- Bản kê khai thông tin sản phẩm: Tên sản phẩm, số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
- Cam kết chất lượng phù hợp quy chuẩn và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá;
- Với hàng nhập khẩu cần bổ sung: nhãn hiệu, kiểu loại, xuất xứ, nhà sản xuất, đặc tính kỹ thuật, cửa khẩu nhập khẩu, thời gian nhập khẩu, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu…
2. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/giám định của tổ chức chứng nhận/giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)
- Bản công bố hợp quy
- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 08:2019/BKHCN; kèm theo bản sao mẫu dấu hợp quy được tổ chức giám định hoặc chứng nhận đã được chỉ định cấp.
- Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc cổng thông tin một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
- Sau khi nộp hồ sơ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương. Quý doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường Việt Nam.
3. Hiệu lực giấy chứng nhận hợp quy
- Giấy chứng nhận hợp quy do Vinacontrol TP. HCM cấp có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thứ 7 chỉ có giá trị cho lô sản phẩm được đánh giá.
4. Lợi ích của chứng nhận hợp quy khí dầu mỏ hóa lỏng
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh rủi ro pháp lý
- Việc sớm chứng nhận hợp quy khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), doanh nghiệp có thể chứng tỏ được năng lực của mình trong ngành, cũng là một lợi thế giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ trên thị trường.
- Đồng thời là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được về mức độ an toàn, chất lượng sản phẩm và môi trường khi đưa ra thị trường và tránh được các rủi ro pháp lý.
- Tăng độ tin cậy của sản phảm, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác
- Doanh nghiệp đạt chứng chỉ chứng nhận hợp quy cho thấy sản phẩm đã đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn, chất lượng và môi trường, đó như là một lời cam kết với khách hàng và đối tác khi mua sử dụng. Và từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng độ tin cậy của sản phẩm, nâng cao sự uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Dễ dàng kiểm soát quá trình sản xuất, giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Bằng việc đánh giá, chứng nhận và công bố hợp quy khí dầu mỏ hóa lỏng sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng. Từ đó doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lượng ổn định, cải tiến năng suất, giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi hỏng và bồi thường thiệt hại.
Hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong
Chứng nhận hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong là hoạt động đánh giá, kiểm nghiệm, chứng nhận về chất lượng sản phẩm dựa trên sự phù hợp với tiêu chí tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
1. Phạm vi áp dụng
- Dầu nhờn động cơ đốt trong loại dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 4 kỳ (động cơ 4 chu trình) và 2 kỳ (động cơ 2 chu trình). Dầu nhờn động cơ đốt trong cần được làm chứng nhận hợp quy gồm những loại sau:
- Dầu gốc khoáng: Nó được sản xuất có nguồn gốc từ dầu mỏ và qua quá trình chưng cất và xử lý
- Dầu tổng hợp: Dầu được tạo ra từ các phản ứng hóa học của các hợp chất ban đầu
- Dầu bán tổng hợp: Là sự pha trộn giữa dầu gốc khoáng với dầu tổng hợp
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định
- QCVN 14:2018/BKHCN Quy định Mức giới hạn về phân cấp độ nhớt động học của các loại dầu nhờn động cơ đốt.
2. Quy trình chứng nhận hợp quy tại
Phương thức 7: Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm nhập khẩu
Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký cho Vinacontrol TP.HCM
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thông quan hàng hóa: Sau khi đăng ký chứng nhận, Vinacontrol sẽ gửi cho khách hàng các hồ sơ cần thiết, khách hàng sẽ hoàn thiện hồ sơ để cung cấp cho Hải quan để giải phóng hàng về (trong trường hợp được giải tỏa hàng hóa)
Bước 3: Đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm: Vinacontrol sẽ đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm tại cảng hoặc tại kho (nếu được giải phóng hàng về)
Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu Vinacontrol sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho khách hàng. Lúc này khách hàng sẽ hoàn thiện hồ sơ nhập khẩu cung cấp cho Hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 5: Công bố hợp quy hàng tại Sở Công thương: Sau khi có chứng nhận hợp quy khách hàng sẽ mang hồ sơ đi công bố hợp quy tại Sở Công thương, Vinacontrol sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này.
Phương thức 5: Quy trình chứng nhận hợp quy sản xuất trong nước
Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký cho Vinacontrol
Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá
Bước 3: Hướng dẫn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng: Trong trường hợp khách hàng chưa có hệ thống đảm bảo chất lượng thì Vinacontrol sẽ hướng dẫn khách hàng xây dựng (nếu khách hàng đã có Hệ thống đảm bảo chất lượng hoặc chứng nhận ISO 9001 thì bỏ qua bước này)
Bước 4: Đánh giá hợp quy tại nhà máy: Vinacontrol sẽ tới nhà máy của khách hàng lấy mẫu thử nghiệm, đánh giá quá trình sản xuất theo quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN. Để chuẩn bị cho việc đánh giá Vinacontrol sẽ gửi trước cho khách hàng các hồ sơ theo yêu cầu.
Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu Vinacontrol sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho khách hàng
Bước 6: Công bố hợp quy hàng tại Sở Công thương: Sau khi có chứng nhận hợp quy khách hàng sẽ mang hồ sơ đi công bố hợp quy tại Sở Công thương, Vinacontrol sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này.
Bước 7: Đánh giá giám sát: Trong thời hạn 3 năm của chứng nhận hợp quy, Vinacontrol sẽ tiến hành đánh giá giám sát 2 lần ở 2 năm tiếp theo.
Công bố hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN, tùy theo loại sản phẩm mà Quý doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức để công bố hợp quy, cụ thể:
- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
- Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
1. Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)
- Bản công bố hợp quy;
- Báo cáo tự đánh giá của tổ chức;
- Bản kê khai thông tin sản phẩm: Tên sản phẩm, số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
- Cam kết chất lượng phù hợp quy chuẩn và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá;
- Với hàng nhập khẩu cần bổ sung: nhãn hiệu, kiểu loại, xuất xứ, nhà sản xuất, đặc tính kỹ thuật, cửa khẩu nhập khẩu, thời gian nhập khẩu, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu…
2. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/giám định của tổ chức chứng nhận/giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)
- Bản công bố hợp quy
- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 14:2018/BKHCN; kèm theo bản sao mẫu dấu hợp quy được tổ chức giám định hoặc chứng nhận đã được chỉ định cấp.
- Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc cổng thông tin một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
- Sau khi nộp hồ sơ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương. Quý doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường Việt Nam.
3. Hiệu lực giấy chứng nhận hợp quy
- Giấy chứng nhận hợp quy do Vinacontrol TP. HCM cấp có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 (sản xuất trong nước) là 03 năm và thực hiện đánh giám sát theo tần suất tối đa 12 tháng một lần. Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép cung cấp sản phẩm ra thị trường không hạn chế về số lượng. Đánh giá giám sát và đánh giá lại phải lấy mẫu toàn bộ dầu nhờn đã chứng nhận hợp quy và thử nghiệm 100% chỉ tiêu chất lượng.
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thứ 7 (nhập khẩu) chỉ có giá trị cho lô sản phẩm được đánh giá.
4. Lợi ích của chứng nhận dầu nhờn động cơ đốt trong
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh rủi ro pháp lý
- Việc sớm chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp có thể chứng tỏ được năng lực của mình trong ngành, cũng là một lợi thế giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ trên thị trường.
- Đồng thời là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được về mức độ an toàn, chất lượng sản phẩm và môi trường khi đưa ra thị trường và tránh được các rủi ro pháp lý.
- Tăng độ tin cậy của sản phảm, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác
- Doanh nghiệp đạt chứng chỉ chứng nhận hợp quy cho thấy sản phẩm đã đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn, chất lượng và môi trường, đó như là một lời cam kết với khách hàng và đối tác khi mua sử dụng. Và từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng độ tin cậy của sản phẩm, nâng cao sự uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Dễ dàng kiểm soát quá trình sản xuất, giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Bằng việc đánh giá, chứng nhận và công bố hợp quy sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng. Từ đó doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lượng ổn định, cải tiến năng suất, giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi hỏng và bồi thường thiệt hại.
5. Với Vinacontrol TP.HCM, chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu
Cam kết chất lượng của chúng tôi được bảo chứng thông qua:
- Thương hiệu uy tín với hơn 65 năm hình thành và phát triển trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm và chứng nhận.
- Phòng thí nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo nghị định 107/2016/NĐ-CP với nhiều phép thử phù hợp chuẩn VILAS cùng các thiết bị hiện đại giúp cung cấp kết quả phân tích nhanh và chính xác nhất với tính pháp lý cao
- Đội ngũ chuyên gia đánh giá tân tình, chuyên nghiệp cùng mạng lưới kết nối rộng rãi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng.
- Cơ cấu chi phí cạnh tranh, linh hoạt cùng với quy trình đơn giản.
- Hệ thống 28 đơn vị thành viên và 7 phòng thí nghiệm phân bổ khắp cả nước bảo đảm đạp ứng kịp thời khi có yêu cầu phát sinh.
- Quan hệ hợp tác quốc tế với hơn 30 đối tác và liên minh chất lượng
Tự hào là thành viên của Vinacontrol Group – Tổ chức Giám định đầu tiên tại Việt Nam.
VINACONTROL THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
🏢 80 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, TP.HCM
💻 vinacontrol.com.vn
✉ btt.hcm@vinacontrol.com.vn
☎ 028 3931 6323
TIN LIÊN QUAN
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.