KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

2 PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN

Ngày đăng:
29-03-2023

PHƯƠNG THỨC 5 & PHƯƠNG THỨC 7

1. Phân bón là gì?

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.

Phân bón bao gồm các loại sau:

  • Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ)
  • Nhóm phân bón hữu cơ
  • Nhóm phân bón sinh học
  • Phân bón rễ
  • Phân bón lá

2. Tại sao phải kiểm tra chất lượng phân bón trước khi lưu thông trên thị trường?

Việc quản lý chất lượng phân bón (bao gồm sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường) phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về quản lý phân bón; đảm bảo minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán và người tiêu dùng.

Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan và phải tuân theo các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật về quản lý phân bón.

Đối với các sản phẩm phân bón hiện được quản lý bởi QCVN 01-189:2019/BNNPTNT ban hành kèm Thông tư Số 09/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/8/2019 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón.

Vì vậy, các sản phẩm phân bón phải được chứng nhận và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường tại Việt Nam.

Vinacontrol TP. HCM được chỉ định đánh giá Hợp quy Phân bón theo phương thức 5 và phương thức 7

Theo Quyết định số 2785/QĐ-BVTV-KH ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vinacontrol TP. HCM được chỉ định chứng nhận sản phẩm phân bón phù hợp với quy định tại QCVN 01-189:2019/BNNPTNT về phân bón, phương thức chứng nhận 5,7.

3. Quy trình đánh giá chứng nhận Hợp quy Phân bón

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

       Bước 1: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký/ Hợp đồng chứng nhận

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản đăng ký chứng nhận theo Mẫu 01
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương.
  • Giấy phép sản xuất phân bón hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.
  • Quyết định về việc công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng.
  • Sổ tay chất lượng.
  • Sơ đồ tổ chức , lưu đồ tổng quát quy trình sản xuất và các điều kiện kiểm soát quy trình sản xuất.
  • Quy trình/ Quy định/ Hướng dẫn kiểm soát nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm.
  • Quy trình/ Quy định/ Hướng dẫn xử lý sản phẩm không phù hợp, sản phẩm khuyết tật.
  • Tài liệu giới thiệu về tổ chức, sản phẩm (Catalogue, Profile…)
  • Kê khai thiết bị sản xuất chính.
  • Kê khai thiết bị thử nghiệm, đo lường kiểm tra chất lượng.
  • Hợp đồng phân tích với phòng thí nghiệm được chỉ định.
  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

       Bước 2: Chuẩn bị đánh giá

       Bước 3: Thực hiện Đánh giá

       Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

       Bước 5: Quyết định và Cấp giấy chứng nhận, dấu hợp quy (dấu CR)

Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa

       Bước 1: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy đăng ký chứng nhận lô sản phẩm.
  • Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm trong đó mô tả rõ tên gọi, qui cách, các chỉ tiêu chất lượng, tiêu chuẩn chất lượng áp dụng…
  • Hồ sơ nhập khẩu lô hàng (bản sao): Hợp đồng, B/L; P/L; Hóa đơn; C/O; C/Q; Tờ khai hàng hóa nhập khẩu… (Thông báo kết quả KTNN chất lượng PB nhập khẩu đạt yêu cầu và Tờ khai hàng hóa nhập khẩu thông quan trong trường hợp khách hàng đã đăng ký KTNN về chất lượng phân bón nhập khẩu tại đơn vị khác – nếu có).
  • Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
  • Nhãn của sản phẩm.

       Bước 2: Chuẩn bị đánh giá

      Bước 3: Kiểm tra sự phù hợp lô sản phẩm

       Bước 4: Lấy mẫu đại diện lô hàng

       Bước 5: Thử nghiệm mẫu

       Bước 6: Đánh giá kết quả thử nghiệm

       Bước 7: Kết luận đánh giá

       Bước 8: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

       Bước 9: Cấp giấy chứng nhận/ Thông báo

       Bước 10: Chế độ báo cáo.

  •  Thời hiệu của Giấy chứng nhận là 3 năm. Hết thời gian trên khách hàng có thể đề nghị đánh giá Chứng nhận lại.
  • Trong thời gian 3 năm, việc đánh giá giám sát phải được thực hiện 06 tháng đến 12 tháng/ 1 lần hoặc đột xuất (nếu cần thiết) nhưng không ít hơn 1 lần/ năm.

4. Thời gian & chi phí thực hiện

Thời gian thực hiện từ: …. – … ngày

Liên hệ số điện thoại ….. để được báo giá chi tiết.

5. Vì sao lại lựa chọn Vinacontrol là đơn vị thực hiện

6. Các đơn vị đối tác của Vinacontrol

TIN LIÊN QUAN

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.

DỊCH VỤ KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH (KNK)

VINACONTROL TP. HCM ĐỒNG HÀNH CÙNG VINACAS TẠI SỰ KIỆN LỚN NHẤT NGÀNH ĐIỀU NĂM 2024

LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC CỦA
NGỌC TRAI NGỌC HIỀN VÀ VINACONTROL TP. HỒ CHÍ MINH TẠI PHÚ QUỐC

VINACONTROL TP.HCM TIẾP ĐOÀN KHẢO SÁT PHỤC VỤ THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT CỦA ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

TIỆC TẤT NIÊN 2023 VINACONTROL TP. HCM VINACONTROL HCMC YEAR END PARTY 2023

LỄ KÝ KẾT BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC GIỮA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA VÀ CÔNG TY VINACONTROL THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VINACONTROL TP.HCM TRAO CHỨNG NHẬN HỮU CƠ TẠI GIA VIỄN, NINH BÌNH

THỬ NGHIỆM ĐẤT – NƯỚC TRONG CHỨNG NHẬN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ