- Về chúng tôi
- Dịch vụ
- Giám định
- Phân tích và thử nghiệm
- Thực phẩm – Nông sản – Thủy hải sản
- Hóa chất, sản phẩm hóa chất
- Thử nghiệm và chứng nhận phòng sạch
- Vật liệu xây dựng
- Thử nghiệm đất và nước phục vụ chứng nhận NNHC
- An toàn vệ sinh thực phẩm, phụ gia, bao bì
- Chất lượng các loại phân bón
- Than, nhiên liệu rắn, nhiên liệu sinh học
- Thử nghiệm khí nén, khí công nghiệp/ khí Y tế
- Chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản
- Hàng tiêu dùng và sản phẩm dệt may
- Quặng, khoáng sản, nguyên phụ liệu luyện thép
- Dầu mỏ, sản phẩm từ dầu mỏ và khí đốt (LPG)
- Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn
- Chứng nhận sản phẩm hợp quy
- Phục vụ quản lý nhà nước
- Khử Trùng
- Quản lý hàng thế chấp
- Công bố hợp quy
- Tin tức
- Tuyển dụng
- Liên hệ
DỊCH VỤ KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH (KNK)
Ngày đăng:
19-04-2024
1 Kiểm kê khí nhà kính (KNK)
1.1 Khí nhà kính là gì?
Khí nhà kính là thành phần khí của khí quyển, cả tự nhiên và nhân tạo, hấp thụ và phát ra các tia bức xạ ở các bước sóng cụ thể trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt trái đất, bầu khí quyển và các đám mây phát ra. Các loại khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33 °C.. Các khí KNK bao gồm hơi nước, O3, CO2, CH4, N2O, CFCs, HCFCs, PFC… Đơn vị thống kê KNK được sử dụng chính là Cacbon Dioxit tương đương (carbon dioxide equivalent), được kí hiệu là CO2e.
1.2 Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu hoạt động về các nguồn phát thải KNK, tính toán lượng phát thải KNK, hấp thụ KNK trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành (theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP).
2. Tại sao phải kiểm kê khí nhà kính?
Trong bối cảnh các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật bản … dần áp dụng các chính sách nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, việc sở hữu “dấu chân cacbon” nhỏ hơn sẽ là một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ trong các “sân chơi lớn”.
Tại Hội nghị COP26, Việt Nam cũng đã cam kết hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Vì vậy, các tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam có tư duy tiến bộ đã tự nguyện kiểm kê khí nhà kính (KNK) và tuyên bố kết quả phát thải với mục đích quản trị rủi ro, giảm chi phí và bảo vệ thương hiệu
Hơn nữa doanh nghiệp tham gia giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra quyền phát thải sẽ thu hút vốn đầu tư với chi phí rẻ, đồng thời nâng tầm doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
2.1 Đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:
Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở phát thải khí nhà kính có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:
– Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
– Công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
– Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
– Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
2.2 Lĩnh vực phải thực kiểm kê khí nhà kính
Có 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê bao gồm:
Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng, Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than, dầu, khí tự nhiên
Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải
Xây dựng: tiêu thụnăng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng
Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác
Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.
Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải
3. Khi nào DN nên áp dụng thực hiện kiểm kê KNK:
3.1 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14)
Từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14) có hiệu lực thi hành, các doanh nghiep thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê Khí nhà kính.
3.2 Theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC
Một điểm cần kể đến theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC quy định đó là doanh nghiệp đại chúng bắt buộc phải công bố thông tin từ năm 2022 với hai tiêu chí môi trường. Đó là tiêu chí tổng phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp và các biện pháp và sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
Mục 2, Điều 10, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/2/2021 đề cập nội dung báo cáo về phát thải khí nhà kính trong Báo cáo thường niên áp dụng cho công ty đại chúng. Thông tin tài chính trong báo cáo thường niên phải phù hợp với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán.
Tại Mục 6 phần II Phụ lục IV có nêu thêm các quy định liên quan đến báo cáo gồm:
- Tổng phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp và gián tiếp/Total direct and indirect GHG emission
- Các sáng kiến và biêhn pháp giảm thiểu phát thải khá nhà kính/ Measures and initiatives to reduce GHG emission.
Việc công bố thông tin liên quan đến môi trường cũng sẽ ngày càng chặt chẽ hơn trong bối cảnh chính phủ, nhà đầu tư và cả công chúng đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao tiêu chuẩn môi trường – trách nhiệm – xã hội (ESG).
Mặt khác, có những doanh nghiệp không nhất thiết phải tham gia thị trường bắt buộc, bởi họ vốn đã có thể trung hòa carbon. Những doanh nghiệp này sẽ tham gia thị trường tự nguyện nếu có dư lượng CO2 được quyền phát thải (hay phát thải ròng âm).
4. LỢI ÍCH THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH:
Đáp ứng các quy định của Pháp luật là một trong những lợi ích hàng đầu khi thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định. Bằng cách này, các doanh nghiệp không chỉ đảm bảo tuân thủ các quy định mà còn tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh của mình.
Đồng thời, việc hiểu rõ hoạt động của công ty và sử dụng tài nguyên, năng lượng một cách hiệu quả không chỉ giúp giảm thiểu chi phí mà còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Bằng cách này, các doanh nghiệp không chỉ thúc đẩy sự phát triển bền vững mà còn tạo ra một hình ảnh tích cực trong cộng đồng và với các đối tác kinh doanh.
Việc tự nguyện công bố dữ liệu về lượng phát thải khí nhà kính không chỉ là một nghĩa vụ mà còn là cơ hội để tăng uy tín của doanh nghiệp. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể cải thiện hình ảnh và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường, thu hút được sự quan tâm và tin tưởng từ phía khách hàng và đối tác.
Cuối cùng, việc phát triển chiến lược tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu giúp các doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. Bằng cách này, các doanh nghiệp không chỉ thích ứng được với những thách thức mới mà còn có thể tạo ra các cơ hội mới trong một môi trường kinh doanh thay đổi không ngừng.
5. QUY TRÌNH 8 BƯỚC KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH CỦA VINACONTROL TP. HỒ CHÍ MINH
Bước 1: Xác định ranh giới hoạt động và phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Bước 2: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
Bước 3: Lựa chọn và thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Bước 4: Tính toán phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Bước 7: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Bước 8: Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Để giúp doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính, Vinacontrol TP. Hồ Chí minh cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính – Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1:
Trong bối cảnh các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật bản … dần áp dụng các chính sách nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, việc sở hữu “dấu chân cacbon” nhỏ hơn sẽ là một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ trong các “sân chơi lớn”. Hơn nữa doanh nghiệp tham gia giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra quyền phát thải sẽ thu hút vốn đầu tư với chi phí rẻ, đồng thời nâng tầm doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Đội ngũ chuyên gia tận tâm của Vinacontrol TP. Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tư vấn lập báo cáo công khai, chính xác, khách quan về kiểm kê KNK. Một báo cáo kiểm kê KNK được xác lập với một tổ chức có uy tín và độc lập như Vinacontrol TP. Hồ Chí Minh là sự chủ động chứng minh việc tuân thủ các quy định của Chính phủ Việt Nam, các quốc gia trên thế giới, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững.