PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Ngày đăng:
29-03-2023

Hợp quy Thức ăn chăn nuôi theo

Phương thức 5 và Phương thức 7

1. Thức ăn chăn nuôi là gì?

Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

2. Tại sao phải kiểm tra Hợp quy Thức ăn chăn nuôi?

Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nằm trong danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn. Vì vậy, các sản phẩm này phải được kiểm soát và quản lý thông qua hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi hiện được quản lý bởi 2 QCVN là:

  • QCVN 01 – 183:2016/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT, áp dụng cho thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt.
  • QCVN 01 – 190:2020/BNNPTNT được ban hành theo thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT và Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT được ban hành theo thông tư 05/2021/TT-BNNPTNT, áp dụng cho thức ăn truyền thống, thức ăn bổ sung, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi (ngoại trừ các loại thức ăn đã được quy định trong QCVN 01 – 183:2016/BNNPTNT).

Vì vậy, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi phải được chứng nhận và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường tại Việt Nam.

3. Vinacontrol TP. HCM được chỉ định đánh giá Hợp quy Thức ăn chăn nuôi theo phương thức 5 và Phương thức 7:

Theo Quyết định số 499/QĐ-CN-TĂCN ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vinacontrol TP. HCM được chỉ định chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm xuất khẩu, nhập khẩu theo nội dung sau:

  • Đối với thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng, thực hiện kiểm tra và xác nhận chất lượng theo quy định hiện hành.
  • Đối với thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật: thực hiện kiểm tra và xác nhận chất lượng theo yêu cầu của Cục Chăn nuôi.
  • Đối với thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm xuất khẩu: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng, thực hiện kiểm tra và xác nhận chất lượng theo đề nghị của tổ chức, cá nhân xuất khẩu hoặc đối tác nhập khẩu.

Theo Quyết định số 368/QĐ-CN-TĂCN ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vinacontrol TP. HCM được chỉ định phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi theo nội dung sau:

  1. Phương pháp thử cảm quan – TCVN 1532:1993
  2. Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác – TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999) – AOAC 925.04
  3. Xác định hàm lượng Nitơ và tính hàm lượng protein thô bằng Phương pháp Kjeldahl – TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005)
  4. Xác định hàm lượng protein thô theo nguyen tắc Dumas – TCVN 8133-1:2009 – TCVN 8133-2:2011 – TCVN 8100:2009
  5. Xác định hàm lượng chất béo – TCVN 4331:2001
  6. Xác định hàm lượng xơ thô – TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000)
  7. Xác định hàm lượng natri clorua (muối ăn) -TCVN 4330:1986 (ISO 6495:1999)
  8. Xác định hàm lượng can xi bằng Phương pháp chuẩn độ – TCVN 1526-1:2007 (ISO 6490-1:1985)
  9. Xác định hàm lượng phospho (Phương pháp quang phổ) – TCVN 1525:2001
  10. Xác định hàm lượng tro không tan trong axit chlorhydric – TCVN 9474:2012 (ISO 5985:2002)
  11. Xác định hàm lượng tro thô – TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002)
  12. Xác định hàm lượng các axit amin: Alanine, Glutamic acid, Proline, Methionine, Lysine,Threonine, Glycine, Tryptophan. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao – PP11.2-HPLC-TT2 (Ref. AOAC 999.13 và Ref. AOAC 988.15)
  13. Xác định hàm lượng của các axit hữu cơ: axit formic, axit acetic, axit propionic, acit butyric và muối của chúng bằng Phương pháp sắc lỏng hiệu năng cao – PP11.1-HPLC-TT2
  14. Xác định lượng đường: Fructose; Sorbitol, Glucose, Saccharose, Lactose, Maltose – TCVN 11035:2015
  15. Xác định hàm lượng Ca, Cu, Fe, Mg, Mn, Zn. (Phương pháp AAS) -TCVN 1537:2007 (ISO 6869:2000)
  16. Xác định hàm lượng Ca, Na, P, Mg, K, Fe, Zn, Cu, Co, Mo, As, Pb, Cd. (Phương pháp ICP-AES) – TCVN 9588:2013
  17. Xác định hàm lượng Asen (As), Selen (Se) (bằng Phương pháp AAS) – AOAC 986.15
  18. Xác định hàm lượng Fe2O3 bằng Phương pháp ICP – FAO JECFA Monographs 14 (2013)
  19. Xác định hàm lượng thủy ngân (Hg) bằng Phương pháp AAS – TCVN 7993:2009 (EN 13806:2002)
  20. Xác định hàm lượng SiO2,Al203 (Al, Si) bằng phương pháp ICP – FAO JECFA Monographs 14 (2013)
  21. Xác định hàm lượng Sodium bicarbonate NaHCO3 – PP- 02B8-H/TT2 (Ref.QCVN 4-13:2011/BYT, phụ lục 8)
  22. Xác định hàm lượng Ure – TCVN 6600 : 2000 (ISO 6654:1991)
  23. Xác định hàm lượng Nitơ amoniac (TVN)- nita bazơ bay hơi tổng số (TVBN) – TCVN 9215: 2012; TCVN 3706:1990
  24. Xác định hàm lượng histamine – AOAC 957.07
  25. Xác định hàm lượng axit xyanhydric (HCN). Phương pháp chuẩn độ – AOAC 936.11 – TCVN 8763:2012
  26. Xác định trị số peroxit trong dầu mỡ động vật và thực vật – AOCS Cd 8-53 – TCVN 6121: 2010 (ISO 3960:2001)
  27. Xác định hàm lượng Protein tiêu hóa bằng men pepsin – AOAC 971.09 – TCVN 9129:2011
  28. Xác định độ axit chua của thức ăn gia súc – AOAC 920.43
  29. Xác định trị số axit và độ axit trong dầu mỡ động vật, thực vật và hạt có dầu – AOCS Ca 5a-40 – TCVN 6127:2010 (ISO 00660:2009) – TCVN 8950:2011 (ISO 729:1988)
  30. Xác định độ axit béo – TCVN 8800:2011 (ISO 7305:1998)
  31. Xác định hoạt độ ure – TCVN 4847:1989 (ISO 5506:1988)
  32. Xác định hàm lượng Salbutamol, Clenbuterol va Ractopamine – PP 5.6.1-LCMS/TT2
  33. Xác định hàm lượng Chloramphenicol – PP 5.1 LCMSMS-TT2
  34. Xác định hàm lượng Melamin – PP 1.1 LCMS-TT2
  35. Xác định hàm lượng Cysteamin bằng Phương pháp sắc ký khí đầu dò NPD – PP5.6.3-GC-NPD-TT2
  36. Xác định hàm lượng axit phosphoric – TCVN 6619:2000
  37. Xác định hàm lượng Tylosine (Phương pháp HPLC) – PP 5.6.2-HPLC-TT2; TCVN 8543:2010
  38. Xác định hàm lượng Chlortetracycline, Oxytetracycline va Tetracycline (Phương pháp HPLC) – AOAC 995.09 – TCVN 8544:2010 – PP 5.3.1 LC/MS/MS-TT2 .
  39. Xác định hàm lượng Ethoxyquin, BHA, BHT (Phương pháp HPLC) – PP 2.3.HPLC-TT2.
  40. Xác định hàm lượng BHA, BHT (Phương pháp HPLC) – AOAC 983.15
  41. Xác định hàm lượng Vitamin A – AOAC 2001.13 – PP 6.2.1 HPLC/TT2
  42. Xác định hàm lượng Vitamin B1, B2, B3, B6, B9 – PP 6.1.1 HPLC/TT2
  43. Xác định hàm lượng Vitamin E – AOAC 992.03 – PP 6.2.1 HPLC/TT2
  44. Xác định hàm lượng Vitamin B5 – PP 6.1.3 HPLC/TT2
  45. Xác định hàm lượng Vitamin B12 – PP 6.1.4 HPLC/TT2
  46. Xác định hàm lượng Biotin – PP 6.1.6 HPLC/TT2
  47. Xác định hàm lượng Vitamin C – PP 6.1.5 HPLC/TT2
  48. Xác định hàm lượng Vitamin D – PP 6.2.1 HPLC/TT2 – AOAC 992.26
  49. Xác định hàm lượng Aflatoxin B1 – AOAC 990.33 – PP 3.1.6 HPLC/TT2
  50. Xác định hàm lượng Aflatoxin tổng số (Phương pháp sắc ký cột) – AOAC 979.18 – PP 3.1.1 MC/TT2 – AOAC 975.36 -PP 3.1.2 MC/TT2
  51. Xác định hàm lượng Zearalenone (Phương pháp sắc ký bản mỏng) – AOAC 976.22 – PP 3.3.1HP LC/TT2
  52. Xác định hàm lượng deoxynivalenol (Phương pháp sắc ký lỏng) – AOAC 986.17 – PP 3.4.1HP LC/TT2
  53. Xác định hàm lượng Fumonisin (FB 1, FB2) – AOAC 995.15 – PP 3.6.1 LCMS/TT2
  54. Xác định lượng nấm men và mốc – TCVN 8275-1/2:2010 (ISO 21527-1/2:2008)
  55. Định lượng vi sinh vật, đếm khuẩn lạc ở 30°C (Tổng số vi khuẩn hiếu khí) – TCVN 4884-1/2:2015 (ISO 4833-1/2:2013)
  56. Định lượng COLIFORM. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc – TCVN 6848:2007 (ISO 4832:2006)
  57. Định lượng E.coli dương tính β Glucuronidaza. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 44oC sử dụng 5- Bromo-4-clo-3indoly β Glucuronid. – TCVN 7924-2:2008 (ISO 16649-2:2001)
  58. Phát hiện SALMONELLA trên đĩa thạch – TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017)
  59. Định lượng STAPHYLOCOCCI (có phản ứng dương tính với COAGULASE) trân đĩa thạch. Kỹ thuật sử dụng môi trường thạch BAIRD-PARKER – TCVN 4830-1: 2005 (ISO 6888-1: 1999, AMD 1:2003)
  60. Định lượng CLOSTRIDIUM PERFRINGENS Trên đĩa thạch. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc – TCVN 4991: 2005 (ISO 7937: 2004)
  61. Định lượng BACILLUS CEREUS giả định trên đĩa thạch. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30°C – TCVN 4992:2005 (ISO 7932:2004)
  62. Định lượng Bacillus spp. PP 20.3-VS-TT2 (Ref. BS-EN 15784:2009)
  63. Định lượng Bacillus subtilis – PP 25.1-VS-TT2 (BS-EN 15789:2009)
  64. Định lượng Saccharomyces cerevisiae – PP 25.1-VS-TT2 (BS-EN 15789:2009)
  65. Định lượng Lactobacillus spp – PP 23.2-VS-TT2 (BS-EN 15787:2009)
  66. Phát hiện và định lượng Escherichia coli giả định h – Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất (MPN) – TCVN 6846 : 2007 (ISO 7251 : 2005)
  67. Định dạng, định lượng các loại nấm mốc Aspergillus sp. (A.flavus, A.niger) – PP 02.3-VS-TT2 (FAO FNP 14/4 (p.223)- 1992 va 52 TCN – TQPT 0001:2003

Theo Quyết định số 217/QĐ-CN-TĂCN ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vinacontrol TP. HCM được Mở rộng phạm vi chỉ định phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm theo nội dung Phương pháp thử PP 5.6.3-GC – NPD-TT2

Theo Quyết định số 218/QĐ-CN-TĂCN ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vinacontrol TP. HCM được Mở rộng phạm vi chỉ định phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm theo nội dung sau:

  1. Xác định hàm lượng các axit amin bằng Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao – PP 11.2 – HPLC-TT2 (tham khảo từ AOAC 999.13 và AOAC 988.15)
  2. Xác định hàm lượng các axit hữu cơ (axit formic, axit acetic, axit propionic, axit butyric và muối của chúng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao – PP 11.1 – HPLC-TT2
  3. Xác định hàm lượng Fructose, Glucose, Lactose, Maltose Ala Sucrose bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao – TCVN 11035:2015
  4. Xác định hàm lượng protein thô bằng Phương pháp Dumas – TCVN 8133-1:2009
  5. Xác định hàm lượng Si02 bằng ICP – FAO JECFA Monographs 14 (2013)
  6. Xác định hàm lượng Al203 bằng ICP – FAO Jecfa Monographs 14 (2013)
  7. Xác định tổng số vi khuẩn Bacillus spp – BS EN 15784:2009
  8. Xác định hàm lượng nitơ bazơ bay hơi – TCVN 9215:2012

 

4. Quy trình đánh giá chứng nhận Hợp quy Thức ăn chăn nuôi

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

       Bước 1: Đăng ký đánh giá (lần đầu)

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản đăng ký chứng nhận theo mẫu 01
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương.
  • Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp/ cơ sở
  • Thông tin chi tiết sản phẩm: Tiêu chuẩn công bố áp dụng sản phẩm cần chứng nhận.
  • Giấy chứng nhận hợp quy về điều kiện cở sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi hoặc giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (nếu có)
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc ISO 22000 trong trường hợp doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp một trong hai tiêu chuẩn này.
  • Kế hoạch kiểm soát Phương tiện đo lường, thử nghiệm (đối với doanh nghiệp có bộ phận đo đếm, chiết rót, cân).
  • Giấy đăng ký sở hữu nhãn hiệu hàng hóa.
  • Quy trình kiểm soát chất lượng.
  • Quy trình sản xuất, kiểm soát thông số quá trình sản xuất.
  • Danh mục dây chuyền, thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi.
  • Các kết quả thử nghiệm mẫu điển hình hoặc kết quả thử nghiệm mẫu tại cơ sở của sản phẩm đăng ký chứng nhận (nếu có)

       Bước 2: Xem xét hồ sơ đăng ký và địa điểm đánh giá

       Bước 3: Chuẩn bị đánh giá

       Bước 4: Đánh giá

       Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

       Bước 6: Chuẩn bị cấp chứng chỉ

       Bước 7: Quyết định cấp giấy chứng nhận

Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa

       Bước 1: Tiếp nhận, xem xét và xác nhận Hồ sơ đăng ký hợp quy lô sản phẩm

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy lô sản phẩm.
  • Đối với lô hàng nhập khẩu:

+ Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu các giấy tờ: hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói , hóa đơn mua bán, phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng, nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất, bản công bố áp dụng của tổ chức cá nhân nhập khẩu;

+ Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống;

+ Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc Giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyen liệu đơn.

  • Đối với lô sản phẩm sản xuất trong nước: Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn sản phẩm, tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, phiếu xuất/ nhập kho … và các tài liệu khác liên quan tới chất lượng (nếu có).

       Bước 2: Chuẩn bị đánh giá

       Bước 3: Kiểm tra sự phù hợp của lô hàng và lấy mẫu đại diện

       Bước 4: Thử nghiệm mẫu

       Bước 5: Kết luận đánh giá

       Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

       Bước 7: Cấp giấy chứng nhận/ Thông báo

       Bước 8: Lưu mẫu, hồ sơ chứng nhận

5. Vì sao lại lựa chọn Vinacontrol là đơn vị thực hiện

6. Mẫu Giấy chứng nhận

  • Mẫu Giấy chứng nhận theo Phương thức 5:

 

  • Mẫu Giấy chứng nhận theo Phương thức 7:

7. Các đơn vị đối tác của Vinacontrol

TIN LIÊN QUAN

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.

TRUNG QUỐC SẼ NHẬP KHẨU CHÍNH NGẠCH SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH, DỪA TƯƠI VIỆT NAM

CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG 2024 – 2025

LỄ TRAO BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC MOU GIỮA VINACONTROL TP. HCM VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

DỊCH VỤ KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH (KNK)

VINACONTROL TP. HCM ĐỒNG HÀNH CÙNG VINACAS TẠI SỰ KIỆN LỚN NHẤT NGÀNH ĐIỀU NĂM 2024

LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC CỦA
NGỌC TRAI NGỌC HIỀN VÀ VINACONTROL TP. HỒ CHÍ MINH TẠI PHÚ QUỐC

VINACONTROL TP.HCM TIẾP ĐOÀN KHẢO SÁT PHỤC VỤ THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT CỦA ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

TIỆC TẤT NIÊN 2023 VINACONTROL TP. HCM VINACONTROL HCMC YEAR END PARTY 2023