KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

3 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
AN TOÀN THỰC PHẨM
NHẬP KHẨU

Ngày đăng:
29-03-2023

Theo Quyết định số 324/QĐ-QLCL ngày 15 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc chỉ định Vinacontrol TP. HCM là đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

1. Hiểu thế nào về An toàn thực phẩm?

Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản.

An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Chất lượng vệ sinh An toàn thực phẩm là tại thời điểm được kiểm tra, sản phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, không chứa các tác nhân hóa – lý – sinh học quá giới hạn cho phép có thể gây hại cho người sử dụng và được lưu hành trên thị trường theo đúng quy định pháp luật hoặc theo đúng tiêu chuẩn cơ sở mà chủ hàng chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá đó công bố;

Giám định an toàn thực phẩm là việc kiểm tra hồ sơ lô hàng/ lô hàng theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt nam, quy định quốc tế về An toàn thực phẩm;

2. Vì sao phải thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu?

An toàn thực phẩm đang là vấn đề trọng tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, là vấn đề quan tâm của không chỉ người tiêu dùng mà còn cả các nhà sản xuất, các đơn vị bán lẻ và các cơ quan quản lý nhà nước. Đó là các mối quan tâm về chất lượng và tính an toàn của thực phẩm khi sử dụng, và đặc biệt thời gian gần đây, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm dựa theo yếu tố an toàn, thân thiện với môi trường.

Vì vậy, Thực phẩm nhập khẩu về trước khi muốn đưa ra lưu thông trên thị trường cần phải kiểm tra xem có đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người hay không.

3. Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu nào bắt buộc phải kiểm tra?

Theo Phụ lục II, Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Bộ Công thương về việc ban hành Danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương . Danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, trong đó các mặt hàng chính là:

  • Sản phẩm sữa chế biến
  • Sản phẩm nước giải khát, rượu, bia, cồn và đồ uống có cồn
  • Sản phẩm dầu thực vật và các sản phẩm chế biến từ dầu thực vật
  • Sản phẩm bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo
  • Theo phụ lục III, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ. Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các sản phẩm/ nhóm sản phẩm phải kiểm tra là:
  • Ngũ cốc
  • Thịt và các sản phẩm từ thịt
  • Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư)
  • Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng
  • Sữa tươi nguyên liệu
  • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
  • Thực phẩm biến đổi gen
  • Muối, gia vị, đường,
  • Chè, Cà phê, Ca cao, hạt tiêu, Điều,..
  • Nông sản thực phẩm khác

Theo phụ lục II, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ. Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế các sản phẩm/ nhóm sản phẩm phải kiểm tra là:

  • Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)
  • Thực phẩm chức năng
  • Các vi chất bổ sung vào thực phẩm
  • Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

4. Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu gồm những phương pháp nào?

Việc kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo một trong ba phương thức sau đây:

  1. Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.
  2. Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.
  3. Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.
  4. Quy trình thực hiện kiểm tra An toàn thực phẩm nhập khẩu.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và chuẩn bị

Hồ sơ đăng ký gồm:

Đối với phương thức kiểm tra thông thường và kiểm tra chặt:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (theo quy định Xem mẫu số 01);
  • Bản tự công bố/ công bố sản phẩm;
  • 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  • Bản sao danh mục hàng hóa (Packing list);
  • Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.

Đối với phương thức kiểm tra giảm:

  • Công văn của doanh nghiệp về chuyển đổi từ phương thức kiểm tra thường sang kiểm tra giảm;
  • 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra thông thường sang kiểm tra giảm (bản chính).

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Bước 3: Thử nghiệm mẫu

Bước 4: Xử lý kết quả

Bước 5: Cấp thông báo kết quả

Bước 6: Lưu mẫu, hồ sơ

5. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện từ: …. – … ngày

6. Chi phí thực hiện

Liên hệ số điện thoại ….. để được báo giá chi tiết.

7. Vì sao lại lựa chọn Vinacontrol là đơn vị thực hiện

Vinacontrol là đơn vị được Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chỉ định là đơn vị thực hiện công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu.

Việc hợp tác với Vinacontrol về các giải pháp an toàn và đảm bảo chất lượng thực phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ tin cậy của khách hàng cũng như phát triển hoạt động kinh doanh một cách bền vững.

TIN LIÊN QUAN

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.

TRUNG QUỐC SẼ NHẬP KHẨU CHÍNH NGẠCH SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH, DỪA TƯƠI VIỆT NAM

CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG 2024 – 2025

LỄ TRAO BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC MOU GIỮA VINACONTROL TP. HCM VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

DỊCH VỤ KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH (KNK)

VINACONTROL TP. HCM ĐỒNG HÀNH CÙNG VINACAS TẠI SỰ KIỆN LỚN NHẤT NGÀNH ĐIỀU NĂM 2024

LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC CỦA
NGỌC TRAI NGỌC HIỀN VÀ VINACONTROL TP. HỒ CHÍ MINH TẠI PHÚ QUỐC

VINACONTROL TP.HCM TIẾP ĐOÀN KHẢO SÁT PHỤC VỤ THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT CỦA ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

TIỆC TẤT NIÊN 2023 VINACONTROL TP. HCM VINACONTROL HCMC YEAR END PARTY 2023